1. Hạn chế mức thấp nhất làm rễ bị tổn thương khi bứng cây
Khi bứng cây ta phải cắt hết toàn bộ hệ rễ bên dưới của cây, chỉ giữ lại một phần rễ xung quang gốc, tùy vào loài cây bứng mà giữ lại bộ rễ theo các kích thước sau:
– Độ sâu bộ rễ: Cây có đặc tính bộ rễ chùm ăn ngang thì cố gắng bứng gốc và rễ ở độ sâu 40 – 60 cm, cây có đặc tính bộ rễ ăn sâu thì bứng rễ có độ sâu 70 – 80 cm
– Cắt rễ theo bề ngang : Tùy theo kích thước gốc cây bứng mà chọn kích thước phù hợp, thường để lại bề ngang rễ xung quanh gốc từ 40cm – 80 cm theo dạng hình tròn
Lưu ý : Khi bứng cây phải sử dụng dụng cụ sắc bén, chuyên dùng để bứng cây như xà beng, xà no, dao to…khi cắt rễ thì vết cắt phải gọn và liền mặt, không nên dùng dao để chặt rễ sẽ dễ làm hư các mô rễ, cây khó đâm mầm rễ mới
2. Xử lý bộ rễ sau khi bứng cây
Rễ cây sau khi bứng dễ bị nấm bệnh xâm nhập. Để xử lý bộ rễ sau khi bứng cây lên mặt đất, pha hỗn hợp gồm thuốc trị nấm và thuốc kích thích ra rễ cực mạnh ( liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì) phun đẫm vào bộ rễ, sau đó đem trồng, cách 7 – 10 ngày tưới gốc một lần.
Thuốc nấm thường sử dụng: Kasumin, COC 85, Metaxyl, Vadydamicine..
Thuốc kích thích ra rễ : B1, NAA
3. Cắt bỏ bớt cành lá để hạn chế sự bốc hơi nước khi bứng cây
Đây là cách giúp cây đỡ mất sức, hạn sự khô nhánh, giúp cây mau phục hồi.
Dùng lưới đen hay lá cây để che nắng cho toàn bộ thân cây sau khi bứng
4.Tưới nước
Tưới đủ ẩm và đều đặn, không tưới quá sũng nước hay để khô quá rồi mới tưới .Nếu bứng cây vào mùa mưa cần phun thuốc BVTV để phòng trừ nấm bệnh và sâu hại
5. Các yếu tố tham khảo trước khi quyết định bứng cây
– Không bứng những cây đang ra lộc, những cây đã có bộ tán hoàn toàn thành thục ( lá già và lá bánh tẻ).
– Bứng cây vào mùa khô thì tỉ lệ sống cao hơn bứng cây vào mùa mưa, ngoại trừ các cây họ Cau thì bứng và trồng lại dễ dàng trong mùa mưa.
– Để đảm bảo cây sống sau khi dời tốt nhất khi bứng cây lên, nên dưỡng cây nơi thoáng mát, tránh được ánh nắng gắt, tưới nước phun thuốc đầy đủ thì sau 20 – 30 ngày thì có thể mang cây trồng ở vị trí mới